Mông Cổ Kỵ_xạ

Người Mông Cổ từ xa xư vốn nổi tiếng về tài cưỡi ngựa-bắn cung, trong lịch sử, vó ngựa và cánh cung của họ từng là bá chủ thế giới, tài cưỡi ngựa điêu luyện của kỵ binh Mông Cổ từng là vô địch thiên hạ. Những kỵ binh Mông Cổ có thể dùng tay để bắn tên theo bất kỳ hướng nào ngay trên lưng ngựa với độ chính xác rất cao, họ có thể nhoài người bắn tên về phía trước, ôm ngựa để nhặt đồng xu, kỹ thuật điêu luyện, thuần thục. Bên cạnh đó thì kỹ năng bắn cung của những chiến binh hoàn toàn có thể nhắm trúng mục tiêu khi đang phi ngựa, có thể bắn tên theo bất kỳ hướng nào, bắn được nhiều mục tiêu cùng một lúc ngay trên lưng ngựa ở khoảng cách xa, ngay cả sau lưng, nổi bật là tiết mục “Hồi mã cung” (xoay người bắn ngược) được xem là đặc sản của các chiến sĩ Mông Cổ. Chiến thuật sử dụng cung kỵ của Thành Cát Tư Hãn cũng phát huy tối đa lợi thế với những yếu tố cơ động của ngựa Mông Cổ, cung ngắn, món vũ khí cùng vó ngựa Mông Cổ chinh phục thế giới.

Chiến thuật hồi mã cung có từ thời Thành Cát Tư Hãn, ông đã cải tiến chiến thuật bắn cung bộ binh truyền thống thành chiến thuật cung kỵ của riêng Mông Cổ. Theo đó, các nhóm cung kỵ Mông Cổ đều sẽ đi thành 2 hàng trước và sau. Trong lúc chiến đấu, hàng trước sẽ là hàng bắn tên, hàng sau sẽ là hàng nạp tên, 2 nhóm này sẽ đổi chỗ qua lại liên tục cho nhau để đảm bảo duy trì áp lực tên bắn lên đối thủ khiến họ phải che chắn làn mưa tên không ngớt từ mọi phía nên không biết được động thái tiếp theo của đội kỵ binh. Nếu bộ binh địch đứng co cụm, kỵ binh Mông Cổ sẽ lập tức thu kiếm, thay vào đó, họ chạy vòng quanh kẻ địch và xả tên liên tục. Chiến thuật này có ưu điểm là tận dụng ưu thế tốc độ vì tốc độ của cung kỵ quá nhanh để bộ binh có thể đuổi bắt và tái lập đội hình và một ưu điểm khác là lợi dụng tầm bắn vì tầm bắn của cung tên Mông Cổ dù ngắn vẫn có thể dễ dàng vượt qua được đội bộ binh sử dụng giáo dài vốn chuyên khắc chế kỵ binh.